SIÊU THỊ PHÂN BÓN.VN
Sau thời gian dài chơi mai trong tết cây ra nhiều hoa xuống sức.Cộng với việc chúng ta để cây trong nhà quá lâu khiến cây không quang hợp được. Vì thế chậm nhất là mồng 6 – mồng 8 sau tết bạn phải mang cây ra ngoài để tiến hành chăm sóc.
Có hai loại mai một là cây bạn để trong nhà và cây bạn để ngoài hiên. Nếu bạn để ngoài hiên thì ít nhiều nó cũng quang hợp được nên ít bị suy hơn. Vì thế các cây trồng trong nhà cần đặc biệt chăm sóc kỹ hơn để cây xung sức vào năm sau.
Tiến hành cắt tỉa: sau một năm các cành nhánh đã dài làm mất đi dáng thế của cây. Vì thế phải tiến hành cắt tỉa để định hình lại. Cây được cắt giật nhiều lần sẽ tạo sự già cỗi, càng cắt giật nhiều lần cây sẽ càng đẹp.
Cắt rễ: sau một năm cây mai đã ăn hết phần đất và dinh dưỡng trong chậu. Nên cần tiến hành cắt rễ già đi để cây mọc rễ non. Rễ non giúp cây hút nước và dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Giá thể: giá thể chuẩn của cây mai vàng là 2 bao xơ dừa + 1 bao trấu sống. Xơ dừa + trấu sống cần xử lý ngâm nước 5 – 10 ngày là tốt nhất.
Kích rễ: sau khi cắt rễ và thay đất có thể tiến hành kích rễ bằng thuốc N3M hoặc antonik. Lưu ý nên pha loãng hơn liều lượng nhà sản xuất khuyến cáo. 10 ngày tưới 1 lần, chỉ tưới 2 lần/năm mà thôi.
Cây mai vàng có đặc tính sinh trưởng không giống các loài cây khác. Có sự phân hóa rõ ràng trong năm, vì thế người chơi phải chăm sóc cho đúng để cây sinh trưởng tốt nhất. Có thể tạm chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn phục hồi, giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ra hoa.
Giai đoạn tháng 1 – tháng 5: sau tết cây đã bị suy, cần tập trung bổ sung sinh dưỡng để cây phát triển phần rễ và đâm tược non sau khi cắt.
Phân bón:
Giai đoạn 5 – 9: lúc này cây đã có bộ tàn rộng, cần tập trung phát triển cành nhánh để giữ sức cho giai đoạn ra hoa.
Phân bón:
Giai đoạn tháng 10 – tháng 12: đây là giai đoạn cây bắt đầu phân hóa nụ để chuẩn bị ra hoa. Nên có một vài lưu ý sau:
Phân bón:
Nhiệt độ: thích nhiệt độ cao từ 25 – 30 độ C, càng nắng cây sinh trưởng mạnh và ra nhiều hoa.
Ánh sáng: thích ánh sáng 100%, nên đặt cây ở ngoài trời, không nên đặt trong nhà hoặc dưới tán cây khác.
Độ ẩm: tùy vào độ rộng của tán lá bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Cây lá còn non để trong mát tưới giữ ẩm 2 – 3 ngày/lần. Tán là già và rộng nên tưới ngày/lần, nước tốt nhất là nước sông suối giàu phù sa. Có thể tưới nước gạo để bổ sung dinh dưỡng, hạn chế tưới nước máy.
Sâu bệnh: thường bị nấm ở lá và thân, bị cháy nắng do vi khuẩn, sâu ăn lá… Vì thế cần thường xuyên quan sát để khắc phục kịp thời. Nên đặt cây lên cao hẳn mặt đất để hạn chế nấm bệnh. Có thể quét vôi lên thân cây để diệt nấm và giúp mai có nước da sáng đẹp.
Đất trồng: nên có độ thông thoáng để bộ rễ phát triển và hạn chế ngập úng. Ở miền tây thường trồng bằng công thức 2 xơ dừa + 1 đất. Ở miền trung thường trồng cát + đất phù sa tùy giai đoạn của cây.
Bài viết liên quan: