SIÊU THỊ PHÂN BÓN.VN

0941694899 0961291899

Top 10 cây bonsai dáng quái đẹp, độc và lạ

17/Aug/2024 Lượt xem:303

Top 10 cây bonsai dáng quái đẹp, độc và lạ

Cây bonsai tạo hình dáng quái mang hình ảnh thiên nhiên thu nhỏ lại vào chậu cây để thể hiện những mặt đối lập trong nhân sinh thế giới quan của con người. Do mang tính nổi trội, dị thường nên sự thể hiện hình ảnh của cây phải mang rõ những tính chất riêng của nó, tính chất đối lập thể hiện mặt trái của cuộc sống.

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làm bonsai, họ đã bíến những loại cây tưởng chừng như đơn giản nhất thành những tác phẩm bonsai độc đáo rất ấn tượng. Có thể coi cây bonsai dáng quái là một cây phá cách mức độ cao cộng với các yếu tố kì lạ và phải hội tụ những yếu tố như là dáng cây bắt mắt, cổ kính, công phu tỉ mỉ,.. như vậy mới được xem là một tác phẩm độc lạ riêng biệt.

  • Tạo hình dáng quái cây bonsai không bắt buộc phải theo quy luật nhất đế, nhì thân, tam cành... mà cây có thể hai thân, hai gốc hoặc chỉ có gốc và chi... hay thiếu một vài phần thông thường của bonsai cổ điển đều không ảnh hưởng và có thể tạo thêm mức độ cảm giác mạnh mà thôi.
  • Cây bonsai tạo hình dáng quái không phải là cây bonsai bị lỗi, xác định tạo ra cây bonsai từ đầu rất khác xa với một cây bonsai bị lỗi do những kiến thức chưa đủ rộng về bonsai, cây bonsai bị lỗi với một cây bonsai được tạo hình dáng quái là hoàn toàn khác nhau.
  • Cây bonsai theo dáng quái phải có tính cổ kính, tính công phu và nghệ thuật cộng thêm tính ẩn dụ tượng hình, tượng ý cao kèm theo yếu tố phá cách nổi trội tác động mạnh người xem và có đầy đủ yếu tố thời gian về tạo hình.

Và cuối cùng cây bonsai tạo hình theo dáng quái này cũng không hẳn là một cây đẹp mà là cây mang tính hàm ý, tính biểu trưng diễn đạt ý nghĩa cao về những điều mà tác giả muốn thể hiện với những góc cạnh mới, góc nhìn riêng biệt, lạ lùng phá cách do đó cây mang hình dáng quái không hẳn phải là một cây đẹp.

Hướng dẫn cách làm một cây bonsai dáng quái đẹp lạ

Thời điểm uốn cây

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời gian thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Đối với những loại cây hay rụng lá sớm có khả năng chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Thời điểm thích hợp cho việc uốn cây bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cây. Những cây bonsai có nhựa nhiều như cây thông thì thời điểm thích hợp nhất là vào cuối hè.

Chọn dây uốn

Thông thường sẽ sử dụng dây đồng hoặc dây kẽm để uốn, dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có thể dùng loại dây vải để quấn, khi quấn nên tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến cây, tuy nhiên nhược điểm khi quấn dây vải là dễ gây nấm mốc vào mùa mưa, ẩm ướt dễ gây ra ẩm mốc.

Chú ý là không nên dùng dây sắt theo thời gian sẽ dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt bị gỉ sét sẽ làm ảnh hưởng tới nhựa cây, gây độc và làm chết cây.

Cách chọn cây 

  • Dáng tổng thể: Để tạo ra được một tác phẩm bonsai độc và đẹp cần có sự cân đối giữa các thành phần của cây tạo nên dáng tổng thể như thân cây, rễ cây và cành cây.
  • Thân cây: Thân cây đẹp là một thân cây có độ to từ gốc đến ngọn và thân cây là nét chính để tạo dáng cho một tác phẩm vì vậy hãy chọn những thân cây phù hợp với dáng nhìn sẽ bắt mắt hơn. Nếu thân cây có thêm các yếu tố như có thêm các nét sần sùi tạo nên tuổi tác của thân cây thì cây dùng làm bonsai sẽ có giá trị thẩm mĩ hơn.
  • Rễ cây: Đây được coi như là một yếu tố quan trọng tạo nên độ vững chắc và mạnh mẽ cho cây. Bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan toản trên mặt đất, không có những rễ trồng chéo nhau hay rmọc từ sau ra trước.
  • Cành cây: Cành cây tạo nên bộ tán của cây, thông thường cành trong cây bonsai được phân bố theo hình xoắn ốc, độ dài, độ to của cành gần với gốc to hơn cành trên ngọn. Nên cắt bỏ những cành mọc quá lớn hay cành mọc đâm chéo hoặc mọc cùng vị trí với cành chính trong cây.

Hơn nữa chậu cây cũng là một yếu tố rất quan trọng quyết định vẻ đẹp của cây, những chậu có hình dáng và kích thước phù hợp với cây sẽ góp phần  làm tăng vẻ đẹp tổng thể của cây lên rất nhiều.

Kỹ thuật uốn cành và tạo dáng cho cây bonsai

Trước khi bắt tay vào việc uốn cành và tạo dáng bạn cần cắt bỏ bớt lá, cắt bỏ những cành mọc xấu không cần thiết gây khó trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song hay tỏa đều, trồng lên nhau, uốn về phía sau, cành đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vì chúng làm mất đi vẻ tổng thể cảnh quan của cây.

Kỹ thuật uốn và tạo dáng, tạo thế cho cây cảnh là một bước không thể bỏ qua, tùy thuộc vào loại cây mà ta có thể thực hiện kỹ thuật uốn cành cho cây. Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển xấu, ảnh hưởng đến tổng thể của cây. Vì vậy, người chơi cây cảnh thường rất chú tâm tới khâu này. Sau đây là một số lưu ý nhỏ cho việc uốn cành sử dụng bằng dây.

  • Dụng cụ cần chuẩn bị: Kéo cắt tỉa, dây đồng hoặc dây kẽm
  • Quấn thân cây: Cắt một sợ dây có chiều dài gấp 2 lần nhánh. Có thể dây lượn quanh thân một góc 45 độ đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cắm một đầu kẽm xuống đất, quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lấn nữa bạn nên quấn sát với sợi dây trước và đặc biệt không quấn trồng lên nhau.
  • Uốn cành: Người chơi nên sử dụng dây kẽm để uốn cành cây bonsai, uốn thân cây trước rồi sau đó đến uốn cành chính, tiếp theo là uốn những cành mọc quanh thân cây từ gốc lên đến ngọn, uốn cành lớn trước rồi sau đó uốn cành nhỏ sau cứ tiếp tục cho đến khi cành tạo được dáng theo mong muốn.

Để tạo cho cây bonsai một dáng theo ý của mình bạn cần quấn dây theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định. Khi quấn dây kẽm nên quấn với một mức độ vừa phải để dây kẽm ôm sát cây, và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây. Sau khi quấn xong chúng ta uốn cành một cách thật nhẹ nhàng để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây.

Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây sớm rụng lá trung bình là từ 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn là 1 năm.

Thời điểm thích hợp tháo gỡ dây uốn ra khỏi cây

Khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vỏ cây, đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối được định hình. Nếu tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục, khi gỡ dây nên gỡ từ ngọn trở về gốc ngược lại với quá trình quấn.

Một cây đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ uốn nắn, tạo hình, kết hợp giữa cây và chậu.  Ba nhân tố chính cần để ý tới đó là: Rễ cây, Thân và Cành của cây.

Top 10 cây bonsai tạo hình dáng quái đẹp độc và lạ mắt

Cây dùng làm bonsai là một trong những nghệ thuật cây cảnh nổi tiếng và được rất nhiều người ưa chuộng. Cây cảnh bonsai xuất hiện đầu tiên ở phương đông. Nghệ thuận chơi cây bonsai có tính rộng rãi và ý nghĩa nhân văn cao quý.

Cây Duối dáng quái

Cây duối có thân và cành khúc khuỷu có lá nhiều và phiến lá thu gọn nên được trồng làm bonsai. Dáng cây duối rất đẹp và lạ. Có nét của dáng nhân văn nó lại có đôi chút dáng dấp của thế thác đổ. Đây là thế cây khó tạo, rất có giá trị trong cây nghệ thuật bonsai. Cây duối ùng làm nghệ thuật bonsai với dáng cây đẹp, vững vàng thường được dùng trang trí nhà ở nơi phòng khách, phòng đọc sách hay trang trí công ty và quán cafe…

Cây sung dáng quái

Cây sung bonsai thường cho những chùm trái đẹp mắt nên được các nghệ nhân lựa chọn và chăm sóc để tạo ra những cây cảnh bonsai đẹp lạ và thường được nhiều người yêu thích cây cảnh lựa chọn để làm cây trang trí. với những ý nghĩa phong thủy như giúp cho gia chủ được sung túc trong cuộc sống như tên gọi của cây.

Cây me dáng quái

Ở Việt Nam, cây me không những được trồng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày mà cây me còn được  tạo thành những tác phẩm bonsai trồng trong chậu dùng để trang trí trong sân vườn, quán cafe, nhà hàng, khu ngỉ dưỡng…

Cây tùng dáng quái

Trong giới nghệ thuật cây cảnh thì cây tùng là nhóm cây cảnh quý, cây được nhiều nghệ nhân tạo thành những tác phẩm cây bonsai nghệ thuật đẹp mắt, nâng giá trị cây cảnh lên một tầm cao mới.

Cây hoa giấy dáng quái

Hoa giấy được nhiều người việt nam biết đến và dùng cây với mục đích là  trang trí cho khu vườn hoặc làm nghệ thuật bonsai rát đẹp bởi nhiều màu sắc bắt mắt. Cây hoa giấy là loài thực vật dễ trồng và dễ chăm sóc nên giống cây này được trồng khá phổ biến từ công viên cho đến công sở, văn phòng, nhà hàng hay khách sạn,...

Cây Sam hương dáng quái

Cây sam hương được nhiều nghệ nhân lựa chọn để tạo dáng cây cảnh bonsai bởi đặc tính của thân cây và lá. Thân cây có thể tạo thành nhiều chi, nhánh. Lá của cây sam hương có thể thu nhỏ lại bằng cách cắt tỉa cho chúng.

Cây Sanh dáng quái

Cây sanh hay còn gọi là si, xanh, gùa. Đây là giống cây được dùng phổ biến và dễ dàng chăm sóc, cây tăng trưởng nhanh và rất mạnh nên luôn cần cắt tỉa cành để đảm bảo dáng cây, thế cây theo phong cách của riêng mình. Thân và cành của cây sanh dẻo dai nên rất dễ uốn nắn thích hợp cho người mới bắt đầu chơi nghệ thuật bonsai này. Lá cây rậm, dày và đâm chồi nhiều vào mùa mưa. Cây sanh bonsai nếu được chăm sóc tốt, đầy dưỡng chất có thể cho quả vàng, chín đỏ.

Cây linh sam dáng quái

Cây linh sam thường mọc ở các ven sông, vách núi của các tỉnh miền trung trở vào nam, với những đặc điểm dẻo dai, và yêu thích của nhiều người nên nó được các nghệ nhân Việt Nam lựa chọn để tạo dáng thành những cây cảnh bonsai rất đa dạng.

Cây kim quýt dáng quái

Cây kim quýt là cây dễ uốn và cắt tỉa tạo thế cổ điển và dùng làm bonsai rất đẹp. Có thể trồng ngoài vườn với những cây to. Đối với những cây kim quýt nhỏ có thể dùng làm nghệ thuật bonsai rất đẹp vì cây có đặc tính chậm lớn. cây kim quýt cóc thể tạo nhiều dáng và thế khác nhau có thể trồng làm tiểu cảnh, dùng bonsai ôm đá,…

Cây tường vi dáng quái

Là cây bản dịa của khu vực Đông á, cây tường vi thường ra hoa vào mùa hè, cây tường vi được trồng như một loại cây cảnh, cây có dáng nhỏ, cành nhánh thon mảnh, nhiều lá nhỏ, được dùng làm cây cảnh bonsai trong chậu có thể sử dụng gốc ghép giống hoa hồng trang trí.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ

Vườn Cây giống Trảng Bom, Đồng Nai chuyên cây lộc vừng,… cung cấp một lượng lớn lộc vừng cho toàn miền nam

  • Địa chỉ: Thị Trấn Trảng Bom, Đồng Nai 

Liên hệ mua cây giống và phân bón dưỡng cây: 

  • SĐT: 0938 853 899 

Các sản phẩm phân bón cho cây trồng tại đây:

0941694899
Chat zalo